• Câu hỏi: Nếu mực nước dâng cao thì cây có phát triến như tảo không?

    Dược hỏi Hashtag Khánh đến An Hạ, Huyền Trang, Phước Nhẫn, Thanh Huệ, Trung Kiên trên 30 Th1 2018.
    • Hình chụp: Võ Trung Kiên

      Võ Trung Kiên Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi:


      Tảo là một nhóm lớn và đa dạng, gồm một hay nhiều tế bào có cấu tạo đơn giản, có chất diệp lục nhưng chưa có rễ, thân, lá. Hầu hết tảo sống trong nước. Còn cây là thực vật bật cao hơn do quá trình biến đổi thích nghi với ngoại cảnh trải qua hàng ngàn năm thì cây có rất nhiều dạng thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu cũng như ngoại cảnh khác nhau em nhé. Có nhiều cây có thể sống ngập trong nước ở mức độ nhất định như cây Đước ở Cần Giờ chẳng hạn. Tuy nhiên nếu mực nước dâng quá cao thì cây sẽ chết đi mà không phát triển như Tảo đâu em nhé, vì vậy ta cần phải bảo vệ môi trường, trồng cây xanh để chống biến đổi khí hậu và nước biển dâng em nhé.

    • Hình chụp: Thân Quốc An Hạ

      Thân Quốc An Hạ Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi:


      Chào Khánh,
      – Tảo là những thực vật bậc thấp, có khả năng quang tự dưỡng (sử dụng năng lượng mặt trời chuyển hóa chất vô cơ thành dạng đường đơn giản) và không có rễ, lá. Hầu hết tảo sống trong nước.
      – “Cây” nói chung thì có những đặc điểm rất khác Tảo: Cây có rễ với nhiều cách phân loại khác nhau, và cây rất cần bộ rễ để cung cấp dưỡng chất, khoáng, hô hấp và giúp cây bám đất.
      Nếu bộ rễ của cây ngập quá lâu trong nước thì chúng sẽ không thực hiện được các chức năng như trên, dẫn đến cây có khả năng bị chết.

      Tuy nhiên, một số loại cây có thể sống được tốt trong nước, điển hình như:
      . Cây dừa nước: Rễ phát triển một phần tạo thành phao giúp cây nổi trên mặt nước
      . Bèo tây: Cuống lá phình to, tạo khối rỗng và xốp làm cây có thể nổi và di chuyển trên mặt nước
      . Cây lúa “ma” (ở Đồng tháp, nhưng hiện giờ khó còn giống loại lúa này): Thân phát triển cực kỳ
      nhanh chóng để vươn lên trên mặt nước khi mực nước dâng cao, nước dâng cao bao nhiêu, cây cao bấy nhiêu.
      . Đước, sú: Hệ thống rễ khỏe, chằng chịt và các rễ trên thân giúp cây hô háp tốt.
      …..
      Cám ơn câu hỏi của em, chúc em luôn vui, khỏe, học giỏi và nếu có thể, sẽ trở thành một nhà nghiên cứu giỏi trong tương lai!

    • Hình chụp: Ngô Thị Thanh Huệ

      Ngô Thị Thanh Huệ Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi:


      Chào em, nếu mực nước dâng cao thì có lẽ hầu hết các cây ở cạn không có khả năng phát triển như tảo được. Cấu trúc cơ thể của tảo thường là đơn bào nên quá trình trao đổi chất và dinh dưỡng diễn ra trực tiếp với môi trường xung quanh. Thêm nữa, tảo còn có cấu trúc túi khí để có thể trôi nổi trong môi trường nước. Ngược lại cấu trúc của cây rất phức tạp, quá trình trao đổi chất và khí diễn ra chủ yếu ở lá và rễ. Nếu ngập trong nước cây trước tiên không trao đổi khí được sẽ làm cây chết. Tuy nhiên các loài cây thủy sinh và cây ngập mặn thì có quá trình tiến hóa đặc biệt nên có thể thích nghi được trong môi trường ngập nước, mặc dù cách sinh trưởng và phát triển của các loài cây này là khác so với tảo.

Các bình luận