• Câu hỏi: Thầy cô cho em hỏi, em thấy thực tế khi ta bị bỏng dù ta có rửa bằng nước lạnh liền rồi sức thuốc trị bỏng thì da mình vẫn sẽ bị phồng nước lên nhưng khi mình dùng lá ổi đâm nhuyển rồi đấp lên chỗ phỏng thì chỗ đó không hề bị phồng nước. vậy trong lá ổi đâm nhuyển có chất gì mà có kết quả lại hay như vậy?

    Dược hỏi 439trong29 đến An Hạ, Huyền Trang, Phước Nhẫn, Thanh Huệ, Trung Kiên trên 30 Th1 2018.
    • Hình chụp: Ngô Thị Thanh Huệ

      Ngô Thị Thanh Huệ Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi:


      Chào em, trong dân gian lá ổi có thể dùng để đắp lên vết bỏng. Tuy nhiên chị không rõ thành phần nào của lá ổi có thể giúp trị bỏng được.

      Về nguyên tắc, khi bị bỏng, các tế bào sẽ phải tăng cường tiết dịch để làm mát chỗ tổn thương, do đó dẫn tới hiện tượng phồng nước tại các chỗ bỏng. Nếu ta có các biện pháp chủ động như ngâm nước hay đắp lá mát thì sẽ giúp các tế bào giảm nhẹ công việc tiết dịch, do đó không thấy bị phồng. Tuy nhiên việc ngâm mát cũng cần một thời gian nhất định để có thể gây được tác động thay đổi lên các tế bào. Việc này cũng giúp giải thích một phần tại sao khi rửa tay bằng nước lạnh (với thời gian chưa đủ lâu) thì tay vẫn bị phồng nước ở chỗ bỏng, còn khi đắp lá mát (thời gian lâu hơn) thì chỗ bỏng không thấy phồng nước nữa.

    • Hình chụp: Thân Quốc An Hạ

      Thân Quốc An Hạ Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi:


      Chào em,
      Chỗ sưng phồng của vết bỏng là hiện tượng tự nhiên của cơ thể, mình quen gọi là phồng nước, nhưng thực tế “nước” đó là các dịch của cơ thể được tiết ra để bảo vệ và tránh làm tổn thương, nhiễm trùng thêm vào bên trong. Do vậy, tùy mức độ bỏng nặng hay nhẹ mà dịch này sẽ được tiết ra nhiều hay ít hoặc gần như ta không cảm nhận là có nó (thực tế là dịch này đang có mặt để bảo vệ vết thương).
      Việc dùng nước xối thẳng vào vết thương nhằm làm mát cho chỗ da bị thương tổn. Sau đó bôi các loại thuốc trị bỏng để làm vết thương mềm mại, kháng khuẩn, mau liền sẹo…
      Việc dùng thảo mộc như nha đam, lá ổi, cây phỏng… cũng nhằm làm mát vùng da thương tổn, mặt khác trong lá ổi có chứa ít tinh dầu (0.3%), tanin (10%) và một số chất khác, có tác dụng kháng khuẩn (chống nhiễm trùng) cho vết thương. (nên dân gian không dùng thêm thuốc bôi nào khác).

      Như vậy, để so sánh 2 phương pháp và kết luận rằng phương pháp nào không gây phồng nước có vẻ “hơi khó”, vì tùy thuộc vào độ rộng, mức độ nặng – nhẹ của vết thương, khu vực bị phỏng trên cơ thể mà vết phồng nước sẽ nhiều hay ít để có thể ghi nhận lại… (Nói đơn giản, có thể em chỉ quan sát thấy 1 người trong 1 lần nào đó trị phỏng bằng lá ổi không bị phồng nước và cũng thấy 1 người nào khác trong 1 lần khác trị bỏng bằng nước và keo bôi trị bỏng lại bị phồng nước thì chưa đủ các điều kiện để đánh giá rằng phương pháp nào không để lại sẹo)

      Theo anh, tốt nhất, trong nhà nên trữ sẵn thuốc bôi trị bỏng để khi chẳng may bị phỏng, có thể “độc lập tác chiến” ngay, trong thời gian nhanh nhất để bảo vệ vết bỏng.
      Thêm vào đó, với các vết bỏng lớn hoặc vết bỏng nằm ở những khu vực nhạy cảm hay vùng da mặt, mắt…, sau khi xử lý bỏng như trên, bệnh nhân cần được đưa đến các trung tâm y tế uy tín để xử lý tiếp, tránh những biến chứng đáng tiếc do xử lý chưa đúng cách.

      Cám ơn câu hỏi khá hay của em. Chúc em luôn vui, khỏe, học giỏi và nếu có thể, sẽ là 1 bác sĩ trong tương lai.

    • Hình chụp: Nguyễn Thị Huyền Trang

      Nguyễn Thị Huyền Trang Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi:


      Hi em, tùy theo cấp độ bỏng như thế nào nữa em nhé!

Các bình luận