• Câu hỏi: Anh/chị yêu khoa học đến mức nào?Trở thành nhà khoa học liệu có thú vị? Cuộc sống của anh/chị như thế nào? Anh/chị đã phải vượt qua những khó khăn, thử thách nào? Có thể kể cho em biết được không?

    Dược hỏi Quỳnh Anh đến An Hạ, Huyền Trang, Phước Nhẫn, Thanh Huệ, Trung Kiên trên 5 Th2 2018.
    • Hình chụp: Ngô Thị Thanh Huệ

      Ngô Thị Thanh Huệ Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi:


      Chào Quỳnh Anh,

      Có nhiều cách đánh giá mức độ yêu. Nếu yêu khoa học là phải dành mọi thứ ưu tiên, ưu ái về phía khoa học thì chị xác định chị là người yêu khoa học vừa phải. Nghiên cứu khoa học là một công việc và công việc là một phần cân bằng trong cuộc sống của chị. Tuy nhiên nếu nói yêu khoa học là cảm thấy tự tin và gắn bó khi làm nghiên cứu khoa học thì có lẽ chị là người yêu khoa học. Chị chưa thấy quá áp lực hay quá chán nản khi phải làm công việc nghiên cứu khoa học.

      Chị nghĩ trở thành nhà khoa học rất là thú vị như có thể biết cách giải quyết khó khăn của mình- mà biết cách giải quyết những khó khăn của mình là kết quả của quá trình rèn luyện thực hành nghiên cứu khoa học đó. Đặc biệt là rất vui khi kiến thức chuyên môn của mình được trao đổi giúp đỡ người khác.

      Cuộc sống riêng của chị và gia đình nhìn chung là tạm ổn :), cũng giống như đại đa số những người làm nghiên cứu khoa học khác thôi, một gia đình nhỏ, một tình yêu lớn!

      Chị không nghĩ là khó khăn nhưng điểm yếu của chị là hơi chậm, có lẽ chị cần phải đưa chủ đề này vào thảo luận nhóm để tìm ra cách hiệu quả vượt qua hạn chế này nhỉ. Nói vui thế cho em hiểu thêm, khi có bất cứ vấn đề gì chưa biết cách giải quyết thì thảo luận nhóm là một phương thức làm việc hiệu quả của các nhà khoa học đó.

    • Hình chụp: Phạm Phước Nhẫn

      Phạm Phước Nhẫn Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi:


      Chào bạn,

      Yêu thì có nhiều cách/mức để đánh giá hay định lượng, tôi thì chắc ở mức yêu khoa học nhiều lắm. Bằng chứng là đã làm công việc này 20 năm qua.
      Được làm nhà khoa học thì rất thú vị đó bạn. Hy vọng bạn phấn đấu để trở thành nhà khoa học trong tương lai.
      Khó khăn thử thách thì nhiều nhưng phổ biến ở các nước đang phát triển thì trở ngại lớn nhất là các trang thiết bị nghiên cứu và kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu, mức độ giao lưu quốc tế còn hạn chế,…
      Ngôn ngữ (tiếng Anh) là khó khăn thử thách mà bản thân tôi đã phải vượt qua nhưng thú vị và hào hứng trong đời sống là được làm việc với các bạn sinh viên thông minh, năng động đam mê khoa học nhưng đôi khi cũng rất “lầy”

Các bình luận