• Câu hỏi: @Thanh Hue tại sao trồng thủy canh chỉ áp dụng cho cây ngắn ngày ? cây măng tây thì được không ạ?

    Dược hỏi Ái Vy đến An Hạ, Huyền Trang, Phước Nhẫn, Thanh Huệ, Trung Kiên trên 1 Th2 2018.
    • Hình chụp: Ngô Thị Thanh Huệ

      Ngô Thị Thanh Huệ Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi:


      Chào Vy,

      Chị nghĩ hiện nay kỹ thuật trồng thủy canh được áp dụng thành công và đại trà nhiều cho các cây ăn lá, thời vụ, và các cây này thường là cây ngắn ngày nên em thường thấy biện pháp trồng thủy canh được áp dụng cho các cây ngắn ngày.

      Về cơ bản, các loại cây trồng được trên đất đều có thể áp dụng được cho phương pháp trồng thủy canh. Khác nhau của hai phương pháp này là dinh dưỡng cây phải hút trực tiếp từ dung dịch con người cung cấp, thay vì từ dung dịch đất mà thôi. Tuy nhiên sự khác nhau này sẽ yêu cầu rất nhiều khâu để có thể đảm bảo năng suất cao cho cây nhé.

      Việc ứng dụng kỹ thuật trồng thủy canh vào thực tế thì vấn đề cần quan tâm đầu tiên là hiệu quả kinh tế. Đơn giản như liệu việc đầu tư một giàn thủy canh, giống và dung dịch đối với một loại cây định trồng nào đó liệu có hiệu quả so với biện pháp trồng thông thường bằng đất không? Bên cạnh đó, có cần nhiều công chăm sóc cây này không hoặc đã có quy trình chăm sóc quy chuẩn cho cây này bằng phương pháp thủy canh chưa? Hay liệu thủy canh có giúp cây kháng được bệnh mà trồng trên đất không khắc phục được hay không? Vậy nên, theo chị đánh giá, cây măng tây có thể trồng được bằng thủy canh. Tuy nhiên kỹ thuật trồng cây măng tây bằng thủy canh đến nay chưa hoàn thiện và có thể tính hiệu quả kinh tế sẽ chưa cao so với trồng trên đất. Do vậy, nếu em có ý định trồng măng tây bằng thủy canh thì nên lập một danh sách những ưu điểm và nhược điểm của hai biện pháp thủy canh và truyền thống rồi hãy quyết định tiếp nhé.

Các bình luận